THÔNG TIN CHI TIẾT
Hướng dẫn thực hiện làm vách ngăn phòng bằng ván ép
Vách ngăn có vai trò quyết định trong việc tạo ra các không gian sinh hoạt riêng tư hoặc tô điểm cho không gian nội thất. Do nhu cầu về diện tích sử dụng, nhà ở chật hẹp do đô thị hóa, mà vách ngăn ngày càng được sử dụng nhiều trong không gian sống của chúng ta.
Bước 1: Lên ý tưởng vị trí sẽ làm vách ngăn
Theo đó, vách ngăn sẽ được dựng vuông góc với bức tường, hướng lối cửa đi.
Vách ngăn sẽ gồm 2 phần chính: hệ thống khung đỡ và bề mặt vách ngăn.
Ý tưởng: hệ thống khung xương sẽ kết nối với 3 điểm ( trần nhà, sàn và tường hướng cửa đi). Cố định 3 điểm như vậy sẽ giúp vách ngăn chắc chắn. Không gian bên trong cách âm, cách nhiệt tốt. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thông thoáng, có thể giảm điểm kết nối ở trần nhà.
Chuẩn bị dụng cụ cần thiết: bao gồm phấn kẻ dùng để đánh dấu, cưa tròn hoặc bất cứ loại cưa nào cưa được gỗ. Khoan máy. Đối với thiết bị xác định khung đinh tán không cần quan tâm nó lắm nếu tường nhà bạn là tường gạch. Dụng cụ thăng bằng hay còn gọi thước Nivo dùng để căn chỉnh độ thẳng, vuông góc cuả vách ngăn. Những thứ khác như bút chì, thước cuộn thì không thể thiếu…Chỉ có vật dụng cục chì dây dọi thì thợ mộc ở Việt Nam ít dùng, hiện đại hơn người ta dùng máy canh laser. Tuy nhiên, bạn chỉ cần một cây định nặng là có thể “chữa cháy” được.
Chuẩn bị nguyên vật liệu: Hình bên dưới đã liệt kê đầy đủ các nguyên vật liệu cần dùng, Chỉ có một lưu ý ở Hợp chất hỗn hợp ở đây là bột trét nếu bạn đóng vách ngăn thạch cao hoặc ván gỗ MDF trơn. Còn đối với các loại ván MDF phủ trắng sẵn hoặc ván vân gỗ thì không cần dùng đến.
Hướng dẫn thêm: Kinh Nghiệm Lựa Chọn Ván Phủ Phim Chất Lượng Tốt
Ưu điểm của vách ngăn thạch cao: Nhìn giống tường gạch, nhẹ, dễ thi công, cách âm tốt. Nhược điểm: ngấm nước dễ ố vàng, kết cấu rỗng do đó khi treo vật nặng sẽ bị bể vụn. Tác động nhiệt độ sẽ gây co rút, cong vênh.
Ưu điểm của vách ngăn ván gỗ: Nhìn vẫn hài hòa, tuy không thể tùy biến gam màu cao như thạch cao. Độ bền tốt, dễ dàng tháo lắp và di chuyển. Độ cứng có thể treo được một số đồ vật có sức nặng vừa phải, có thể trang trí ô cửa bằng CNC. Nhược điểm: cũng hạn chế ngấm nước (trừ ván ép cốp pha) và MDF kháng ẩm.
Đối với hai loại vật liệu này thì cách thức thi công hoàn toàn giống nhau, và điểm khác nhau duy nhất nằm ở bước cuối sẽ được đề cập tiếp sau.
Sau khi đã có nguyên vật liệu và dụng cụ, tiến hành đo đạc và đánh dấu các đường mốc với bút chì, thước dây, phấn kẻ. Bắt đầu kẻ góc vuông từ bức tường hướng cửa đi ra phía ngoài (ở phía trên trần nhà và phải sử dụng đến thang). Dừng tại vị trí mà bạn muốn vách ngăn kết thúc.
Bước 2:
Bước này bắt đầu sử dụng đến gỗ để đóng rìa khung đỡ vách ngăn. Đóng đinh nhỏ neo vị trí kết thúc của vách ngăn ở phía trên trần nhà mới đánh dấu ở bước 1
Dùng dụng cụ cục chì dây dọi (hoặc cây đinh nặng) và đoạn chỉ cột vào cây đinh trên trần dóng 1 hàng xuống sàn. Nó sẽ giúp bạn xác đinh điểm vuông góc thẳng đứng trên sàn nhà. Nhờ vậy, bạn có thể đóng được 2 thanh gỗ đầu tiên của rìa khung đỡ ( 1 thanh ở trên trần và 1 thanh ở dưới sàn). Chiều dài đúng bằng chiều dài vách ngăn mong muốn. Sử dụng vít dài để cố định chúng.
Bước 3:
Tiếp đến, đo kích thước để cưa 1 thanh gỗ làm rìa khung vách ngăn kết nối bức tường hướng cửa đi. Áp sát thanh gỗ một cách ngay ngắn vào bức tường và bắn vít gia cố. Sử dụng vít dài để cố định với các kỹ thuật bắn vít bề mặt hoặc bắn xéo góc tại điểm khớp nối nhằm đảm bảo độ chắc chắn
Bước 4:
Sau đó, tiếp tục đo các khoảng giữa thanh gỗ trên sàn để dựng các thanh gỗ chống giữa khung bao, những thứ giúp khung bao vững chải hơn. Kỹ thuật bắn vít xéo góc được sử dụng nhiều ở bước này
Khoảng cách lý tưởng giữa các thanh gỗ là từ 20-40 cm.
Bước 5:
Đóng các thanh đà ngang trên hệ thống khung dọc, để cố định khung đỡ tốt hơn, giảm khả năng cong vênh và đồng thời phân tán lực chịu tải.
Căng một đoạn dây chỉ ngay giữa các trụ dọc để đánh dấu vị trí. Mặc dầu, đây là những mối ghép phía bên trong ít ai nhìn thấy. Bạn hoàn toàn có thể đóng nó hơi trếch đi một tí. Nhưng về tính khoa học phân tán lực thổng thể và tính thẩm mỹ thì đóng thằng hàng ngay giữa sẽ có hiệu quả tốt nhất.
Với hướng dẫn này, bức tường có diện tích vừa phải nên hệ thống thanh dọc và thanh ngang như vậy đủ đảm bảo. Trường hợp vách ngăn bạn muốn thực hiện có chiều cao cao hơn và chiều dài dài hơn thì mật độ bố trí điểm kết nối phải tăng lên, số thanh chống dọc và số hàng thanh chống ngang cũng sẽ tăng lên cho phù hợp yêu cầu.
Bước 6:
Lắp vách ngăn và sơn bề mặt nếu là tấm vách ngăn thạch cao
Đối với vách ngăn bằng ván gỗ MDF trơn cũng có thể dùng bột trét và sơn.
Hoặc nếu sử dụng các loại ván gỗ đã có tráng phủ sẵn trên bề mặt thì bạn sẽ bỏ qua bước bôi bột trét và sơn. ( Độ dày ván gỗ làm vách ngăn từ 10 ly, 12 ly, 15 ly, 18 ly)
Phần ốp vách có thể chỉ ốp mặt ngoài hoặc cả 2 mặt nếu bạn không chấp nhận một vách ngăn nhìn kiểu tạm bợ từ phía bên trong.
Dùng vít bắn thẳng để cố định vách ngăn với các điểm tiếp xúc trên hệ thống khung đỡ. Dùng bột trét khít các điểm hở, điểm tiếp xúc sao cho láng mịn. Và đó là điều kiện để lớp sơn đẹp đều khi dùng chổi lăn.